KỸ THUẬT IN UV TRONG IN ẤN
In phủ UV: Là phương pháp cũng như nguyên lý in giống như in offset nhưng thay mực in offset bằng mực in UV thường gọi là mực in UV offset. Nhưng công nghệ in phủ UV phức tạp hơn so với in offset thông thường vì phải có hệ thống sấy khô mực UV bằng hệ thống đèn sấy UV và các công đoạn khác như xử lý Corona, flame, plasme, UV nitro,…để mực in UV bám trên bề mặt giấy Metalized....
Hộp in UV
Kỹ thuật in UV dùng trong in ấn
Khi sử dụng mực in lụa UV thì ta sẽ tạo ra được nhiều hiệu ứng rất "ART" và in được trên nhiều vật liệu với năng suất & chất lượng cao.
Mục đích sử dụng in phủ UV: Đối với các sản phẩm như lịch để bàn, lịch treo tường, bao lì xì Tết, bao bì hộp rượu, bánh cao cấp, hộp thuốc tây,…nhãn chai bia, kem đánh răng,…cần độ bóng ánh kim của sản phẩm; tạo vân tia, vân xoay; màu sắc in bền trong môi trường ẩm; va chạm khi vận chuyển,…Hay đối với các catalogue, bao bì,.. cao cấp cần tạo bóng, sần, phun cát, chữ nổi,…trên bề mặt sản phẩm thì dùng phương pháp in phun UV.
GIẤY IN PHỦ UV: HIỆN TẠI THÌ THƯỜNG CÓ 2 LOẠI
Giấy Metalized: Đây là phương pháp in UV trên giấy metalized, mục đích là sản phẩm in có độ sáng bóng ánh kim, chịu ẩm, nhiệt tốt, bền màu in,…Loại giấy này được tạo ra bằng cách bồi một lớp metalized trên giấy Duplex, giấy Ivory hay Couches trên 150,.. nếu không sử dụng loại giấy nhôm metalized. Việc lựa chọn loại giấy metalized tùy trường hợp sử dụng của sản phẩm. Sử dụng công nghệ in offset với mực UV.
Giấy sau khi in Offset: Đây là phương pháp in phun UV sau khi offset, mục đích là tạo lớp nhựa bóng, sần, nhám,…trên sản phẩm in. Với cách in này có thể sử dụng phương pháp in offset với công nghệ mực in UV hay in lụa với công nghệ mực in UV.
In UV toàn phần hay từng phần ( định hình, cục bộ):
- In UV toàn phần là tráng toàn bộ lớp UV trên một sản phẩm sau khi in offset hay in offset trên giấy metalized với mực in UV.
- In UV từng phần là loại in phun UV ở những điểm nào đó cần tạo điểm nhấn sau khi in offset.
Với việc không ngừng đầu tư về chuyên môn thiết kế cũng như là công nghệ in và thành phẩm iStar tự hào luôn đêm đến cho khách hàng những giá trị tốt nhất.
CÁN UV (TRÁNG PHỦ UV) CÓ 2 KIỂU:
UV toàn phần: là tráng phủ toàn bộ tờ in, mục đích làm tăng độ bóng, chống trầy xước,...Trong trường hợp này, UV sử dụng là vẹc ni UV (UV Vảnish).
UV từng phần, định hình, cục bộ: là chỉ tráng phủ những vùng nào cần hiệu ứng UV mà thôi, ví dụ như hiệu ứng in nổi, sần sùi, nhám như cát,....hoặc khi bạn in 1 tờ in, trên đó có hình 1 chiếc xe hơi, và bạn chỉ phủ UV lên hình chiếc xe đó thôi thì gọi là phủ UV cục bộ (UV từng phần).
In UV sử dụng mực in UV. Mực in UV là loại mực không có dung môi, do đó nó không thể khô bình thường như các loại mực khác mà chỉ khô dưới tác động của bức xạ UV, do đó sau khi in tờ in phải đi qua một hệ thống sấy (curing system) sử dụng đèn UV.
In UV có ưu điểm: mực khô nhanh (hầu như là ngay lập tức khi qua hệ thống sấy), tạo được nhiều hiệu ứng đặc biệt (bóng, in nổi, UV cát, metal...), in được trên nhiều vật liệu, thân thiện với môi trường.
Khi in UV nên chú ý:
- Phải sử dụng chất rửa riêng (thường dùng 1 trong 3 loại sau: 2 UV wesh 32, A3 UV wesh 58, hoặc A3 UV wesh 75) cho công tác in dùng mực UV trong việc vệ sinh các ống ép, blanket...những loại này ít gấy ảnh hưởng đến cơ thể, không làm cho ống cao su bị hư hỏng.
- Các ống ép trong máy luôn cả blanket phải được làm từ các vật liệu chịu được tính chất hóa học của mực UV.
- Chúng ta phải theo dõi thường xuyên thành phần và nhiệt độ của dung dịch nước để tránh tình trạng dung dịch này trộn lẫn trong mực khi in, do tính chất của công nghệ in UV qui định là phải sử dụng ít nước trong khi in.
- Nên thiết đặt bộ phận theo dõi nhiệt độ của các khay mực, ống mực để tránh tình trạng biến dạng của mực khi nhiệt độ thay đổi.
- Do dùng đèn để làm khô mực nên giấy rất dễ bị biến dạng và nhiễm điện.
- Sau khi in xong dùng băng keo để thử độ khô mực, nếu trên băng keo có dính mực thì mực in chưa được làm khô hoàn toàn.
- In UV có thể làm cho độ bóng của giấy bị mất đi do dùng đèn làm khô trong một khoảng thời gian rất ngắn.
Cách tính đèn sấy mực UV in lụa:
Về lý thuyết: mỗi nhà sản xuất mực (có chất lượng) đều cho biết năng lượng cần thiết tối thiểu để sấy khô mực, Ví dụ: mực RC PEP-G dùng in lụa trên nhựa PP/PE của hãng JUJO - Nhật Bản, yêu cầu đèn sấy như sau: đèn metal halide (MPMA cũng được) ≥ 120w/cm (thông số này sẽ quyết định cường độ bức xạ), năng lượng ≥ 120 mj/cm2, để biết được năng lượng trên, phải dùng máy đo bức xạ. Có một vài hãng mực không ghi năng lượng cần thiết mà yêu cầu tốc độ băng tải phải thấp hơn một con số nào đó, ví dụ như 40m/phút.
Và tất cả những thông số chỉ để mang tính tham khảo, vấn đề là phải tự điều chỉnh tốc độ băng tải theo điều kiện thực tế sản xuất. và từ thực tế đèn có công suất 80/cm hay 120w/cm, hay cao hơn nữa đều có những ưu nhược điểm riêng. tùy vào sản phẩm chủ lực thường in mà sẽ chọn đèn phù hợp.
Nếu bạn đang có sẵn máy in lụa, thi chỉ cần đầu tư thêm:
- Hệ thống sấy UV. giá tham khảo (vùng sấy 25cm): 25tr-30tr - máy Việt nam; 17-25 tr - máy Trung Quốc, >50tr-80tr - máy sấy chất lượng cao.
- Thiết bị xử lý bề mặt vật liệu (option- nhằm làm tăng độ bàm dình của mực in uv):vùng xử lý 25cm, chọn thiết bị xử lý loại nào tùy vào sản phẩm in của bạ̣n.
a. Flame: 10tr-20tr.
b. Corona: 20tr - 150tr, tùy vào chất lượng, xuất xứ.
c. Plasma: giá cao hơn corona.
d. UV Nitro: đây là thiết bị xử lí mới, chuyên dùng để xử lí bề mặt thủy tinh, kim loại, giá khoảng 80tr.
MỰC UV - VARNISH UV TRÁNG PHỦ TRÊN NHỰA: CẦN LƯU Ý
Việc in ấn trên các sản phẩm nhựa bằng mực UV ngày càng phát triển và đạt được một số kết quả đáng ghi nhận. Tuy nhiên, khả năng bám dính của Mực UV - varnish UV tráng phủ trên nhựa là vấn đề mà các nhà in thường hay gặp phải
1. Sức căng bề mặt: đây là vấn đề cần quan tâm đầu tiên khi in trên nhựa bằng Mực UV - varnish UV. Để Mực UV - varnish UV có thể bám dính tốt trên bề mặt nhựa thì năng lượng bề mặt của nhựa phải lớn (Ít nhất là lớn hơn sức căng bề mặt của Mực UV - varnish UV ). Thông thường, sức căng bề mặt của nhựa phải từ 40dynes/cm
VD: năng lượng bề mặt của một số nhựa trước khi xử lí: PE: 31, PP: 30, PVC:42.
Tương tự, để varnish UV có thể bám dính tốt trên lớp mực UV thì năng lượng bề mặt của mực UV phải lớn hơn sức căng bề mặt của varnish UV.
Để xử lí bề mặt nhựa có các cách sau: corona, flame, plasme, UV nitro... (chi tiết mỗi cách sẽ được viết tiếp theo topic các phương pháp xửa lí bề mặt vật liệu in)
2. Sự thấm ướt và sự thấm hút: Không như giấy, nhựa gần như không cho phép Mực UV - varnish UV có thể thấm hút vào bên trong. Tuy nhiên, sự lựa chọn đúng Mực UV - varnish UV cho từng loại nhựa có thì có thể. Sau khi cô cứng (đóng rắn) nhựa và Mực UV - varnish UV sẽ tạo một liên kết vững chắc với nhau, đây là cơ sở để quyết định độ bám dính.
3. Nhiệt độ giới hạn trơ (Tg): so với mực và varnish thông thường, Mực UV - varnish UV có phân tử lượng thấp, do vậy, khi cô cứng (đóng rắn) sẽ tạo thành mạng liên kết vững chắc, có khả năng kháng ma sát, hoá chất tốt hơn. Tuy nhiên, nếu mực có Tg cao hơn nhiệt độ ép nhũ nóng thì quá trình ép nhũ nóng sẽ không thực hiện được.
4. Năng lượng sấy UV: Năng lượng sấy UV phải đảm bảo đủ để sấy khô (cô cứng, đóng rắn) toàn bộ lớp Mực UV - varnish UV. Rất nhiều trường hợp, năng Mực UV - varnish UV chỉ khô trên bề mặt, đây là nguyên nhân làm cho Mực UV - varnish UV bong tróc.
THÔNG TIN LIÊN HỆ
CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI SẢN XUẤT BAO BÌ AN KHANG
Địa Chỉ : 102/5 Bình Long , P. Phú Thạnh, Q. Tân Phú, HCM.
Điện Thoại : 0983 145 145 ( Mr. Bước)
Email: buoc.ctyankhang@gmail.com
MST: 0312524305